highlike

HELEN CHADWICK

海伦查德威克
ヘレン·チャドウィック
헬렌 채드윅
Хелен Чедвик

Piss Flowers

source: theguardian

What will you do if it snows this winter? Throw snowballs? Get out the sledge? Or wee in the crisp cold whiteness as art? Helen Chadwick had an eye for the organic. She took closeup photographs of moist, freshly cut meat, superimposed images of her body cells over landscapes, and invented a unique winter methodology to create her Piss Flowers. Chadwick urinated in deep snow, then made casts of the interior spaces – instant caves – melted in the snow by the warm liquid. The resulting white forms of bronze and cellulose lacquer look like alien cities from a frozen planet, or fungal eruptions beneath the surface of the arctic ice. They are unique and haunting winter wonderlands.
.
.
.
.
.
.
.
source: fineartacuk

The pleasure of a taboo act exalted through the object, their flower pistils cast from the cavities melted in the snow by hot urine, strong and warm from the woman, diffuse and cooler from the man, are an inversion of human genitalia. The central female form is penile, the male labial.

Artist: Helen Chadwick

Artwork type: sculpture

Style/Period: Post Modern

Material: bronze and cellulose lacquer.

Measurements: 70 x 65 x 65 mm approx. each

Technique: pissing in snow, making casts in snow.

Date: 1992

Location: Creation site- Banff Centre for the Arts, Alberta, Canada.

Exhibited Serpentine Gallery; Museum Folkwang, Essen; Fundacio ‘La Caixa’, Barcelona.

Rights owner: Helen Chadwick Estate

Rights status: UK HE use only

Institution: University of Brighton

Notes: Bronze casts of cavities created by pissing in the snow, both Helen

Chadwick and her partner David Notarius.
.
.
.
.
.
.
source: wendyhelpsmadesignermakerblogspot

Piss flowers 1991-92 Helen Chadwick
Bronze, cellulose lacquer.

Produced during the artist’s residency at the Banff Centre for the Arts. Alberta, Canada.

‘These organic, visceral materials are transformed into complex installations by Chadwick’s skilled use of traditional methods of fabrication as well as highly sophisticated technologies. The artist enjoys using materials which posses strong haptical and olfactory qualities- to wit, a huge glass column with rotting vegetable matter in Of Mutability in 1986, or, most recently, a fountain of hot bubbling chocolate in Cacao, 1994- thereby implicating the viewer in a powerful sensorial experience. Whether Chadwick is employing strategies of seduction or revulsion, or whether indeed these occur simultaneously, the spectators decipher and complete the work through their own physical presence.’
.
.
.
.
.
source: damauorg

Với tài năng xuất sắc và một sự chân xác mang tính giải phẫu học, Helen Chadwick đã dùng nhiếp ảnh, điêu khắc cũng như các tác phẩm sắp đặt đầy tham vọng của bà để khảo sát khu vực vật chất của sự trải nghiệm. Tua triển lãm mang tên “Helen Chadwick: A Restropective” (tại Barbican Art Gallery, London 29 tháng tư tới 1 tháng tám 2004. Manchester Art Gallery, 25 tháng chín tới 21 tháng mười một 2004. Kolding, Denmark, 21 tháng giêng tới 08 tháng năm 2005. Lijievalchs Konsthall, Stockholm, tháng sáu tới tháng tám 2005 – Cuộc triển lãm có kèm theo catalog với 168 trang hình ảnh, cùng những bài viết của Curator Mark Sladen và những người tham gia khác)-, chính là một bản toát yếu về sự nghiệp ngắn ngủi nhưng chói sáng của nữ nghệ sỹ Anh Quốc này.

Nghệ sỹ Anh quốc Helen Chadwick đã chào đời trong tình trạng sinh non vào năm 1953, và 43 năm sau, một cái chết yểu cũng đã đem bà đi khỏi cuộc sống này. Cuộc triển lãm hồi cố đầu tiên khảo sát lại nghệ thuật của bà, được tổ chức bởi Gallery nghệ thuật Barbican đã làm rõ ra một điều là: Chúng ta không chỉ chưa hề biết về rất nhiều tác phẩm mạnh mẽ của Helen, mà thậm chí chúng ta còn chưa biết gì về bà hết –về người nghệ sỹ đã bắc một cây cầu chắc khỏe từ trào lưu nghệ thuật cấp tiến, chính trị hóa và nữ quyền của thập kỷ 70 tới các tác phẩm có tính media-aware (ý thức về truyền thông) và tự kỷ của các nữ nghệ sỹ Anh quốc nổi bật vào giữa thập kỷ 90. Trước khi Tracey Emin nổi tiếng cùng với tác phẩm sử dụng chiếc giừơng của cô, thì Chadwick đã dùng nước tiểu để tạo nên điêu khắc. Trước khi Sam Taylor-Wood treo ngược bản thân lên trần studio thì Chadwick đã trần truồng, vật vã trong những bức ảnh chụp chính mình. Đam mê hoang dã, dũng cảm và thu hút, Chadwick chính là tiền bối của những nghệ sỹ nữ “oách” mà giờ đây đang nhỏen cười với chúng ta từ trang bìa của các tạp chí hào nhoáng mà nội dung đề cập tới các mẫu nhà thời thượng hay về đời tư của các ngôi sao màn bạc.

Ego Geometria Sum

Giống như YBAs (Young British Artists – những nghệ sỹ trẻ làn sóng mới tại Anh quốc thập kỷ 90), Chadwick cũng là một hiện tượng truyền thông. Cuộc triển lãm cá nhân của bà vào năm 1994 tại Serpentine Gallery, London đã thu được sự chú ý rất lớn của báo chí. Hai tác phẩm Piss Flowers (1991-1992) [Hoa nước đái], những điêu khắc đồng phủ sơn trắng đổ khuôn lại các khối hình khác nhau do nước tiểu của Chadwick và bạn tình của ba tạo nên, khi họ đi tiểu vào trong các hố tuyết và cacao (1994), một vòi bơm chocola nhão sủi bọt và tỏa mùi thơm, đã ngay lập tức được giới truyền thông chộp lấy và đưa thành đề mục của tất cả mọi tạp chí lá cải. Và cuộc bày hàng này đã có kết quả. Vào năm 1995, tác phẩm Piss Flowers đã được chọn bầy trong cuộc triển lãm lớn mang tên “Feminin/Masculin, le sexe de l’art” tại trung tâm Georges Pompidou ở Paris và được xếp ngay cạnh các tác phẩm của Luise Bourges. Tuy thế, sự nổi danh của Chadwick hoàn toàn không chỉ bắt nguồn từ các chủ đề nhậy cảm của tác phẩm, Chadwick hoàn toàn không định tham gia vào trò chơi cút bắt của các phương tiện truyền thông, trò chơi mà, ít nhất, tại Anh quốc, đã chính là một nghĩa vụ không thể thiếu được của mọi nghệ sỹ thành đạt. Bà dường như bị dồn thúc bởi một nội lực hoang dữ từ tận đáy sâu tâm hồn để tìm cách thu lưu lại những khía cạnh bóng tối của con người, qua những tác phẩm càng ngày càng đầy sáng tạo.

Ego Geometria Sum

Qua tác phẩm Ego Geometria Sum vào năm 1983, tác phẩm quan trọng đầu tiên của mình, Chadwick đã đưa ra quãng đời trước đây của bà tại Croydon, một khu ngoại ô lặng lẽ của London vào một cuộc khảo sát mang tính pháp lý. Sử dụng một khối lượng lớn những bức ảnh ghi lại những hình ảnh quá khứ của mình – bao gồm cả những bức hình chụp chiếc lồng kính mà bà từng nằm bên trong khi mới sinh ra trong tình trạng thiếu tháng, cũng như địa điểm của những nơi như: các ngôi trường mà bà đã trải qua vào thời thơ ấu – sau hết, bà đã chế ra một phương cách để liên gộp các bức hình đen trắng với những khối điêu khắc. Bà đã cắt đẽo ra 10 phiến gỗ trong các hình dạng khác nhau, mỗi phiến biểu hiện một giai đoạn trong cuộc đời bà. Sau đó, bà quét lên đó một lớp sơn phủ nhậy sáng, rồi cuối cùng, bà cho in trực tiếp các bức ảnh lên bề mặt sơn đó của các phiến điêu khắc.
Trong tư thế lõa thể, bà thể hiện chính bản thân mình trước tiên như một em bé, rồi sau đó, một cố gái trẻ, và cứ thế, cứ thế, bà chuyển đổi các vai trò bản thân mình cho đến khi xuất hiện trong phiến điêu khắc sau cùng – một khối chữ nhật cao, thể hiện ngôi nhà của bà tại London, trong vai trò là một phụ nữ trưởng thành, đừơng hoàng và tự tin. Treo thêm xung quanh những khối điêu khắc đó là những bức ảnh chụp của 10 bản in bạc gelatin được nhuộm mầu hồng mơn mởn được đặt tên là “Ego Geometria Sum: The Labours (1984) ” – các bản in này, một lần nữa, đã trưng ra hình ảnh khỏa thân của chính nghệ sỹ, đang vật lộn với những khối điêu khắc. Thân thể gọn ghẽ của nghệ sỹ qua các hình ảnh này, đã gợi gọi về hình ảnh của các lực sỹ nam đầy sức sống khắc vẽ trong các bình gốm Hy lạp xưa. Chadwick đã khám phá ra những phương tiện, cả theo nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, để thông qua nghệ thuật, thị giác hóa những nỗ lực nhằm thể hiện chính năng lượng sống của mình.

The Oval Court

Chadwick nhanh chóng trở nên một nghệ sỹ được trọng vọng tại London, giảng dậy tại các nơi như Goldsmiths, Central Saint Martins và Royal College of Art. Tác phẩm nghệ thuật sắp đặt của bà mang tên: The Oval Court (1984 – 1986), dường như đã tôn vinh ngay chính cuộc đời bà tại thời điểm đó. Nó bao gồm hình ảnh của nghệ sỹ đang bay lượn trong những chi tiết trang trí hình thú, cá, hoa và quả. Những hình ảnh mạnh mẽ này, thực ra, chính là những bản photocopy được làm theo cách đặt thẳng các đối vật (các sinh vật chết, thực vật và thậm chí chính thân thể của Chadwick) lên tấm kính chụp của máy photocopy nạp mực in xanh. Và kết quả là, những hình ảnh được máy photocopy chụp lại trông như thể những tấm phim âm bản lớn với các hình lông thú, hoa quả, da người và vẩy cá – được đèn sao chép của máy photocopy chụp lại – nổi bật trong sắc trắng, đối lập hẳn với nền đậm xanh phía dưới. Tấm photocopy này được dán lên cùng một bệ có bề mặt rộng cũng được quét sơn xanh cùng mầu và được kê cao lên khỏi mặt sàn vài inches. Tại khu vực trung tâm của mặt bệ rộng này, năm quả cầu vàng lấp lánh được sắp xếp theo hình vòng cung, mang dáng vẻ của những tinh cầu trong quá trình hình thành các chòm sao. Tại các bức tường vòng quanh của không gian trưng bầy, những cột họa tiết trang trí công phu gợi lại các bức cửa võng tại đài điêu khắc của Bernini ở St. Peter’s đã được dán lên. Thông điệp của tác phẩm này hoàn toàn rõ ràng: Nghệ sỹ, người phụ nữ tại ngay nơi đỉnh điểm vẻ đẹp thể xác của mình, kèm theo với sự tự tin cao độ sinh ra do quyền lực sáng tạo – thỏa thuê bay lượn và vui thú trong vũ trụ bao la, tuỳ theo ý thích của mình.
Thế nhưng, Chadwick cũng đã mang vào tác phẩm này khuôn mặt khóc lóc của chính bà, được nhân làm nhiều bản và dán ngay trên đỉnh của các nhóm mẫu hoa lá nối hai cột trang trí họa tiết. Giữa hai chiếc cột đó treo thõng hờ chiếc gương tay kiểu Venice mà cái khung thủy tinh của nó được làm nổi bật thêm lên bởi đôi mắt ướt đang nhỏ lệ. Với ý định tiên báo, khuôn mặt khóc này dường như nhắc nhở người xem rằng những sự đẹp đẽ và vui thú trong cuộc sống chỉ là mộng ảo. Tuy thế, tất cả những thông điệp vừa nói trong tác phẩm của Chadwick đã không hề làm giảm nhẹ đi xu hướng chỉ trích của các tờ báo nữ quyền tấn công nhắm vào Chadwick, do lẽ bà đã sử dụng những bức ảnh khỏa thân của chính mình trong tác phẩm, cũng như trong tác phẩm Vanity (1986) – một tấm hình mầu lớn chụp bản thân bà – khỏa thân tới thắt lưng với phần dưới eo được trang phục bằng các mảnh vải và lông chim – đang nhìn thẳng vào một chiếc gương tròn lớn, trong đó phản chiếu tác phẩm sắp đặt The Oval Court.

Vanity

Sự chỉ trích nhắm vào Chadwick đã gợi lại những cáo buộc trước đó khoảng một thập kỷ nhắm vào Hannah Wilke, khi nghệ sỹ Mỹ này cũng chụp khỏa thân chính cơ thể mình, với những khối bã kẹo cao su được tạo thành những hình âm đạo trong tác phẩm mang tên: “S.O.S. Starification Object Series” (1974 – 1979). Chadwick và Wilke đã sử dụng những ngôn ngữ giống nhau khi diễn tả về công việc của họ. Wilke muốn dụ dỗ các phụ nữ, bà nói, và muốn họ tự cho phép cảm xúc và những đam mê của họ hiện ra, để những thứ này có thể tạo nên một dạng thức nghệ thuật mới mẻ “. Còn Chadwick thì, trong một cuộc phỏng vấn với đài BBC về tác phẩm The Oval Court cũng đã nói rằng bà thích tạo ra những hình ảnh về dục vọng, muốn trưng khoe ra cái dục vọng từ nội giới”. Bà cũng diễn tả rằng, do sử dụng chính cơ thể mình chứ không phải những cơ thể khác để làm mẫu, nên bà đã tự chế ngự được “cảm xúc của chính bản thân mình “. Bà cũng đã còn sử dụng thêm một lần nữa cơ thể khỏa thân của bà, cùng với hình ảnh cơ thể của chính mẹ của bà, cũng khỏa thân, trong tác phẩm sắp đặt Lofos Nymphon (1987), tác phẩm nói về sự liên hệ của mẹ của bà với cái gốc gác Athens của bà ta. Điều thú vị ở đây là, ngay chính Wilke cũng thế, cũng đã sử dụng chính hình ảnh khỏa thân của Wilke và người mẹ, trong loạt ảnh “So Help Me Hanah (1978-1981), được chụp trong thời gian mẹ của bà bị bệnh.
Cuộc triển lãm “Of Mutability”, của Chadwick (1986 – 1987 tại London’s Institute of Contemporary Art – mà trong đó bao gồm cả tác phẩm The Oval Court) đã đưa bà tới vị trí của một nữ nghệ sỹ đầu tiên được đề cử vào giải thưởng Tuner Prize năm 1987. Ngay năm sau, tuy nhiên, Chadwick đã ra tuyên bố là bà sẽ không bao giờ sử dụng hình ảnh khỏa thân của mình nữa, và nói rằng, việc sử dụng đi sử dụng lại hình ảnh khỏa thân của chính mình sẽ dẫn tới một trạng thái quen tay khi thể hiện hình ảnh người nữ. Sự rút lui khôn khéo này đã giúp bà tránh khỏi việc phải liên đới vào những cuộc tranh luận trực tiếp chống lại những quan niệm từng có lần bị bà gọi là những quan niệm theo kiểu “stalinist “.
Từ bỏ việc mô tả vẻ bề ngoài của cơ thể, Chadwick đã xoay cái nhìn của bà vào nội giới qua tác phẩm Blood Hyphen (1988), một tác phẩm sắp đặt định giới (site-specific installation) trong một nhà nguyện theo phong cách thế kỷ 18 mang tên Woodbridge tại Clerkenwell, London. Nhà nguyện này về thực chất, đã được gallery Barbican tái tạo lại tại vị trí xưa cũ của nó cho mục đích trưng bầy. Các khách thăm viếng sẽ leo qua một lối hẹp và dốc phía sau bục giảng kinh và rồi nhô đầu của họ khỏi khoảng trống nơi cái trần giả phía trên. Trong không gian phía trên cái trần giả đó, các bức rèm đã được thả phủ kín hết các cửa sổ thông gió để tạo nên một khu vực của bóng tối và huyền thoại, ở phía xa, các ống đàn organ nhìn lờ mờ như thể một khối mây tối. Từ chỗ rách của một trong những tấm rèm, một tia sáng laser đỏ cắt chéo không gian và chỉ ngay vào một tấm hình ảnh trong suốt (thay thế cho một trong những tấm trần giả). Trong một dáng vẻ vô định hình, tấm hình ảnh trong suốt đó rực rở lên với những sắc hồng nhạt, xám, những đốm tối, những khối tròn hồng. Đó chính là hình ảnh của những lát tế bào, chụp từ cổ tử cung của chính nghệ sỹ.

Blood Hyphen

Chadwick đã, theo nghĩa đen, thâm nhập vào cơ thể của chính mình để trưng ra, không chỉ là cái vẻ bên ngoài của thân thể ấy, mà còn, cả chất liệu của tự thân sự sống, được nhìn tự bên trong. Chadwick cũng sử dụng thịt thú như thể ẩn dụ về cơ thể con người. Loạt tác phẩm Meat Abstract (1989) chính là những tấm hình chụp các tĩnh vật với cơ, và thịt vụn được sắp xếp trên mặt vải lụa, nép giấu trong cuộn thịt thú là một lõi đèn rọi sáng; cũng như súc thịt làm nhiệm vụ ám gợi về cơ thể, những lõi đèn lại mang tới hình ảnh của tâm trí, ý thức rực sáng ẩn trong vỏ thịt. Tác phẩm Meat Lamps (1989 – 1991) chính là những kinh nghiệm đầu tiên của Chadwick khi thử nghiệm với những hộp đèn – một hình thái tác phẩm, mà cũng giống như các phiến điêu khắc gỗ trong loạt tác phẩm Ego Geometria Sum, đã cho phép Chadwick liên gộp hình ảnh nhiếp ảnh với các khối vật mang theo chúng. Và suốt quãng đời làm nghệ thuật ngắn ngủi còn lại của mình, bà đã luôn sử dụng hình thái hộp đèn cho các tác phẩm. Chadwick từng diễn tả là các hộp đèn ấy “không hẳn là điêu khắc mà cũng không hẳn là hình ảnh”, và với bà hình thái này rất thích hợp để diễn tả cái “không gian thân thể”.

Meat Abstract

Cuộc triển lãm tạo ra sự nhận thức hoàn hảo và ngoạn mục nhất về quan điểm nghệ thuật của Chadwick, chính là cuộc triển lãm cá nhân mang tên Effluvia của bà vào năm 1994, tại Serpentine Gallery. Trong một căn phòng, trên một thảm cỏ xanh nhân tạo hình chữ nhật – các “đóa hoa nước đái” được xếp cạnh nhau. Và từ căn phòng đó, cũng vẫn có thể nghe và ngửi được mùi phát và tỏa ra từ tác phẩm “cacao” trưng bầy gần đó. Gây ra một scandal, triển lãm Effluvia đã thu hút tới 54.000 lượt khách xem. Chadwick dường như cũng đã biết nêm nếm thêm gia vị cho cái danh tiếng của mình. Khi được hỏi lý do gì dẫn tới tác phẩm “cacao”, bà đã trả lời ngon lành rằng “cái libido [dục năng] của bà đòi hỏi phải làm tác phẩm ấy”(8). Giờ đây, đọc những ý kiến như thế, cái ấn tượng mạnh mẽ nhất đem lại không phải rằng hình như Chadwick đã cố tình khiêu động giới truyền thông, mà chính là về sự tự yêu khoái bản thân của bà. Trong khi, chắc chắn Chadwick đã ướp tẩm thêm những khía cạnh khiêu khích khi thực hiên tác phẩm “Hoa nước đái “, thế nhưng, bản thân tác phẩm kết cuộc thì lại đã hoàn toàn không hề gợi ra một chút nào về các hành vi thực tế của bà và người bạn tình đã làm khi thực hiện tác phẩm.

Piss Flowers

Chadwick đã không hề trưng bầy các bức ảnh chụp bà và bạn tình đang đi tiểu vào tuyết lạnh, dù cho, bà đã lập kế hoạch thực hiện những hành vi ấy một cách kỹ lưỡng, với mục đích cụ thể là phải tạo ra những hình khối điêu khắc trong tuyết. Những hình khối ấy, (được tạo ra bằng cách đặt những modules hình cánh hoa vào các đống tuyết để sau đó đi tiểu vào), đã được xác quyết từ trước. Người ta có thể cũng sẽ cảm thấy tinh thần của Duchamp bảng lảng trong tác phẩm này. Những bề mặt trắng hào nhoáng của bục đế của tác phẩm này dường như gợi về hình ảnh của những chiếc bồn tiểu, mà trên đó, được đặt để những khối hình được tạo ra bởi dòng chẩy của nước tiểu.
Trong khi đó, cái “vòi nước” (fountain – ở đây, tác giả bài viết muốn gợi cho người đọc những thoáng tưởng về Duchamp nên đã i sử dụng chữ “Fountain” – tên một tác phẩm nổi tiếng của Duchamp, – ND) trong tác phẩm “Cacao” hoàn toàn không mang dáng vẻ phóng túng kiểu “baroque” mà chỉ lộ vẻ giản dị qua dáng vẻ của cái ống cột cắm thẳng nơi trung tâm của bể chocolate nhão. Cái bồn tròn mầu xám nhợt, nơi đựng chocolate nhão và được cắm cái cột đó luôn được lau chùi rất cẩn thận bởi những nhân viên đựơc cắt đặt nhiệm vụ trông coi, mỗi khi vách và thành của cái bồn ấy bị lấm bẩn. Ở đây, có lẽ Chadwick đã có ý trêu chọc đôi chút, khi gợi ra cảm giác của phân nhão, thế nhưng, bà cũng vẫn không để cho những khối nhão trông từa tựa phân đó lấm bẩn ra gallery.

Cacao

Việc thân thể trở thành trọng tâm trong nghệ thuật của Chadwick, dường như không hề nhằm mục đích tạo ra một dạng hiện thực kiểu tiểu sử, mà thật ra, nhằm mục đích chuyển hóa cái hiện thực hỗn tạp thuộc khu vực vật chất vào một khu vực tĩnh tuệ hơn của nghệ thuật.
Vào thời điểm bị chết bởi bệnh tim vào năm 1996, Chadwick đang làm việc tại bảo tàng Hunterian thuộc Trường Cao đẳng Phẫu thuật Hoàng gia Surgeons (Royal College of Surgeons). Vào lúc ấy, bà đang nghiên cứu cách sử dụng các mẫu vật từ thân thể người và thú. Vào thời kỳ này, với tác phẩm Cyclops cameo vào năm 1995 – là một bức ảnh chụp các thai nhi dị dạng, với cái hốc mắt rỗng nơi mặt được đặt giữa các xoáy mầu vàng và các nét xanh – Chadwick đã làm cho người xem liên tưởng về tác phẩm Rotoreliefs của Duchamp. Qua tác phẩm này, Chadwick đã quán chiếu vào sự nhìn của chúng ta – sự nhìn nào là của đôi mắt, sự nhìn nào là của tâm trí, cũng như đã tái tạo lại những gì được cho là nền tảng để tạo nên các ý niệm về cái đẹp hay cái khiếp quái.
Loạt triển lãm hồi cố này của gallery Barbican về các tác phẩm của Chadwick chỉ là bước đầu tiên trong việc định để vị trí của Chadwick trong lịch sử gần đây của nghệ thuật. Lẽ dĩ nhiên là người ta khó có thể quả quyết về vị trí của bà, thế nhưng, các tác phẩm mà bà để lại – thách thức trong chủ đề, duy tân trong hình thức, và cùng lúc liên gộp lại sự tra vấn gắt gao và tính chất hân hoan lễ hội, – đã chính là một di sản lộng lẫy. Con người có lẽ là những thực thể mang tính chính trị xã hội– thế nhưng, con người, cùng lúc, cũng chính là những tạo vật sống tự thấu (self – conscious), đầy nhục cảm và thú tính – qua những tác phẩm của mình, Chadwick dường như nói thế với chúng ta.
.
.
.
.
.
.
source: casatomada

Helen Chadwick recorria a várias técnicas nos seus trabalhos. Usou fotografias, fotocópias, imagens geradas por computador, microscópios, projecções e formas tri-dimensionais. Seu trabalho era motivado por uma estrutura conceptual forte e por uma exploração creativa do media particular com que trabalhava. O uso do seu próprio corpo era por vezes explicitamente autobiográfico (como a Ego Geographica Sum, 1983-5) mas foi usado igualmente como matéria- prima para representar noções abstractas e emoções.
.
.
.
.
.
.
source: peoplemtime

女, 生于1897年11月25日 ,美国 纽约
逝世于1940年9月4日 (美国 加州 洛杉矶)
星座: 射手座